Giúp trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói
Lời nói hàng ngày trẻ sẽ dùng là biểu hiện của ngôn ngữ trong cuộc sống. Đây là hệ thống những biểu tượng bằng âm thanh mà trẻ dùng để giao tiếp với xung quanh, là cách để trẻ tiếp nhận và chuyển tải thông tin. Hệ thống nầy bao gồm:
– Đầu vào (tiếp nhận): nhận thông tin qua các giác quan.
– Đầu ra: lời nói, cử chỉ hoặc chữ viết.
– Kết nối: liên thông đầu vào và đầu ra hoạt động cùng với nhau.
Ở đầu vào, còn gọi là tiếp nhận ngôn ngữ là những gì trẻ thấy, nghe và những thông tin trẻ tiếp nhận. Tiếp nhận ở đầu vào quan trọng là trẻ thấu hiểu ngôn ngữ của người khác, biết được người đang nói muốn gì ở trẻ. Điều nầy càng phát triển khi có kỹ năng nầy giúp những kỹ năng kế tiếp liên tục hình thành. Ngay khi một kỹ năng đầu tiên phát triển, nó cho phép những kỹ năng khó hơn cũng được phát triển. Kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ bắt đầu từ khi trẻ sinh ra và gia tăng dần theo mỗi giai đoạn phát triển.
Ở trình tự bình thường của tiếp nhận ngôn ngữ ngay từ sơ sinh trẻ đã có những đáp ứng với âm thanh. Tiếng ồn và những âm thanh đột ngột có thể khiến cho bé giật mình. Trong vòng vài tuần đầu sau khi sinh, bé có thể phân biệt giữa những âm thanh vui sướng và giận dữ. Điều này có thể thấy được khi bé biểu hiện trên gương mặt và giày nam siêu cấp nhất là miệng như muốn nói để đáp ứng với âm thanh vui vẻ.
Tất nhiên, tiếp nhận ngôn ngữ ban đầu là tiếp nhận thính giác. Trẻ liên tưởng đối với mình, nguồn âm thanh xuất hiện có ý nghĩa gì. Lúc 6 tháng tuổi, bé nhìn xung quanh để tìm nguồn âm thanh. Lúc 9 tháng tuổi, bé đáp ứng với từ “không”. Khi được 1 tuổi, bé có thể làm theo được những chỉ dẫn đơn giản.
Sau đây là một số mốc trong quá trình phát triển tiếp nhận ngôn ngữ: